Thông thường, việc lắp đặt những phụ kiện không phù hợp sẽ khiến xe bị giảm tuổi thọ và gây ra một số nguy hiểm tiềm ẩn khi vận hành. Trái lại, việc đầu tư trang bị thêm những phụ kiện cần thiết cho xe ô tô sẽ giúp người dùng có thêm được những tiện ích cũng như đảm bảo an toàn hơn khi lái xe.
Vậy những phụ kiện nào được khuyến cáo là cần thiết và nên lắp đặt cho xe ô tô? Hãy cùng VIETMAP theo dõi trong bài viết ngay sau đây.
Người dùng cần trang bị đầy đủ những phụ kiện cần thiết cho xe ô tô để tăng thêm tiện ích cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Mục Lục
I. Công dụng của việc lắp đặt những phụ kiện cần thiết cho xe ô tô
Ngày nay, ngày càng có nhiều và đa dạng những sản phẩm phụ kiện dành cho xe hơi. Việc lắp đặt thêm những loại phụ kiện ô tô cần thiết này là cách giúp người dùng đảm bảo an toàn khi lái xe cũng như để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của mình.
Cụ thể hơn, dưới đây là một số lý do người lái nên gắn thêm phụ kiện cho xe ô tô của mình:
- Bảo vệ xe tránh khỏi các rủi ro và tác động ngoài môi trường.
- Tăng thêm độ thẩm mỹ và tạo vẻ riêng biệt cho chiếc xe.
- Sử dụng các linh kiện hiện đại như màn hình HUD, camera hành trình,… giúp kiểm soát giám sát hành trình di chuyển và đảm bảo an toàn khi lái xe.
II. Những phụ kiện cần thiết, không thể thiếu cho xe ô tô
1. Top 7 phụ kiện ngoại thất ô tô
1.1. Cảm biến áp suất lốp ô tô
Cảm biến áp suất lốp ô tô là thiết bị hỗ trợ người dùng di chuyển an toàn bằng cách giám sát nhiệt độ và áp suất lốp xe 24/7 một cách chính xác. Mặt khác, nhằm tránh tình trạng xe bị nổ lốp hay các rủi ro khác, lập trình cảm biến áp suất lốp còn giúp khách hàng đo độ bền và nhiệt độ bên trong, đồng thời, một số loại cảm biến hiện đại ngày nay còn được tích hợp với màn hình hoặc Bluetooth để hiển thị các chỉ số đo được.
1.2. Cần gạt mưa
Đây là món phụ kiện cần thiết ở mỗi xe ô tô giúp người lái làm rõ tầm nhìn khi gặp thời tiết xấu hoặc các tác động từ môi trường như khói bụi,…. Tuy nhiên, cần gạt mưa thường dễ bị hỏng, giảm độ ma sát cũng như chất lượng hoạt động. Do đó, người lái xe nên kiểm tra loại phụ kiện này thường xuyên và thay mới định kỳ từ khoảng 6 đến 12 tháng.
Cần gạt mưa là món phụ kiện giúp người lái làm rõ tầm nhìn khi gặp thời tiết xấu hoặc các tác động từ môi trường như khói bụi,….
1.3. Gương chiếu hậu góc rộng
Loại phụ kiện này được sản xuất với tỉ lệ đo hình chính xác và phản xạ cao. Đặc biệt, gương tròn cầu lồi có chức năng mở rộng góc chiếu, từ đó giúp tài xế quan sát được phạm vi rộng hơn.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện nên điều chỉnh gương trước khi lái xe để đảm bảo an toàn cho chính mình bởi loại gương này còn có thể điều chỉnh góc độ để phù hợp hơn với tầm quan sát của người dùng.
1.4. Camera hành trình tích hợp camera cảm biến lùi
Sản phẩm camera hành trình tích hợp camera cảm biến lùi vừa ghi lại hành trình xe di chuyển (mắt camera được gắn ở kính chắn gió) vừa giúp tài xế cải thiện tầm nhìn bằng cách hiển thị hình ảnh xe sau, hỗ trợ tài xế lùi và đỗ xe (được gắn ở đuôi xe).
Người lái cần trang bị thêm camera hành trình tích hợp camera cảm biến lùi để giúp cải thiện tầm nhìn cũng như hỗ trợ ghi lại hành trình xe di chuyển.
1.5. Nẹp cửa chống va đập
Với công dụng giúp bảo vệ và tránh trầy xước cho cánh cửa xe ô tô, nẹp cửa chống va đập hiện được nhiều người sử dụng. Việc lắp đặt nẹp cửa rất dễ dàng, do đó người dùng hoàn toàn có thể tự làm tại nhà bằng cách bóc lớp băng dính sau đó dán cố định ở các vị trí dễ va chạm trên cửa.
1.6. Bạt che ô tô ngoài trời
Để xe ở ngoài trời dưới thời tiết khắc nghiệt, nắng gắt hoặc mưa đá nặng hạt có thể gây ra một số tổn thất cho xe ô tô. Chính vì vậy, sử dụng bạt che ô tô ngoài trời được xem là giải pháp giúp bảo vệ và tăng thêm độ bền cho lớp sơn xe, đồng thời giúp tránh các va chạm nhỏ gây xước xe.
Lưu ý: người dùng nên lựa chọn những loại bạt chống tia UV để có thể bảo vệ cả ngoại thất lẫn nội thất xe.
Bạt che ô tô ngoài trời cũng là một trong những phụ kiện không thể thiếu cho xe ô tô giúp người dùng bảo quản xe được tốt hơn dưới thời tiết khắc nghiệt.
1.7. Dán phim cách nhiệt lên kính
Phim cách nhiệt có khả năng giảm nhiệt lên đến 50% – 60%, do đó, chúng thường được dán ở kính lái, kính hậu hoặc hai bên kính sườn nhằm giúp giảm bớt sức nóng từ ánh mặt trời mà không gây cản trở tầm nhìn của người lái.
Mặt khác, loại phụ kiện này còn giúp ổn định nhiệt độ trong xe cũng như an toàn cho hệ thống điều hoà và nội thất.
2. Top 5 phụ kiện nội thất ô tô
2.1. Giá đỡ điện thoại
Giá đỡ hay kẹp điện thoại trên ô tô chính là giải pháp an toàn đối với các tài xế gặp khó khăn trong việc sử dụng điện thoại trong lúc điều khiển xe cho các việc khẩn cấp.
Nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất khi sử dụng, khi mua giá đỡ điện thoại, người dùng cần lựa chọn những loại kẹp chất lượng, chống rung lắc hoặc rơi hỏng khi xe đang chạy, đồng thời kích thước của giá đỡ phải phù hợp so với điện thoại,….
Giá đỡ điện thoại trên ô tô được xem là giải pháp an toàn giúp các tài xế dễ dàng sử dụng điện thoại hơn trong các trường hợp khẩn cấp.
2.2. Bọc ghế và bọc vô lăng
Bọc ghế và bọc vô lăng được xem là giải pháp giúp việc bảo dưỡng xe trở nên dễ dàng và chất lượng hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng bụi bẩn lâu ngày tích tụ trong xe.
Mặt khác, để đảm bảo không làm sai lệch tiêu chuẩn nội thất của nhà sản xuất xe, người dùng nên ưu tiên lựa chọn những bộ bọc ghế và vô lăng có độ dày nhất định.
2.3. Thảm lót sàn hay thảm lót cốp
Chủ xe cần sử dụng thảm để giữ vệ sinh cho xe ô tô ở hai khu vực sàn và cốp xe. Thông thường, thảm lót sàn và cốp sẽ được đo may đúng theo tỷ lệ nội thất xe nhằm giúp việc vệ sinh xe được thực hiện dễ dàng hơn, đồng thời giảm được bụi bẩn từ giày dép hoặc hàng hoá để trên xe.
Lưu ý: Người dùng nên lựa chọn những loại thảm dày dặn, không thấm nước và chống trơn trượt để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Việc sử dụng thảm lót không những giúp giữ vệ sinh mà còn có thể tăng thêm tính thẩm mỹ cho xe.
2.4. Hộp đựng rác trên xe
Việc phát sinh rác trên xe là điều không thể tránh khỏi khi di chuyển, đặc biệt là đối với những chuyến hành trình dài, do đó, việc trang bị sẵn hộp đựng rác trên xe là điều khá cần thiết. Với thiết kế nhỏ gọn chuyên dụng cho xe ô tô, thùng rác mini thường được gắn trên cánh cửa xe hoặc ở sau ghế nhằm giúp chủ xe có thể dễ dàng tháo lắp và vệ sinh hơn.
2.5. Miếng dán cường lực màn hình hiển thị điều khiển
Ngoài tác dụng giúp chống vỡ nứt, miếng dán cường lực thường được dán trực tiếp lên màn hình nhằm giúp bảo vệ màn hình hiển thị điều khiển khỏi bụi bẩn tích tụ. Đặc biệt, miếng dán cường lực còn có độ bền cao, do đó chúng có khả năng bảo vệ màn hình hiệu quả, đồng thời giữ được độ mới cho màn hình trong quá trình sử dụng.
Miếng dán cường lực giúp bảo vệ màn hình hiển thị điều khiển khỏi bụi bẩn tích tụ và bảo vệ màn hình hiệu quả.
3. Top 3 phụ kiện an toàn khác cho xe ô tô
3.1. Bộ dụng cụ cứu hộ ô tô
Bộ dụng cụ cứu hộ ô tô chuyên dụng là một trong những vật dụng mà người điều khiển xe ô tô cần phải chuẩn bị sẵn trong suốt mọi hành trình di chuyển để khắc phục những sự cố không may phát sinh. Thông thường, trong bộ dụng cụ cứu hộ ô tô thường có các phụ kiện như: bơm hơi, búa thoát hiểm, bộ sửa chữa lốp xe, găng tay chuyên dụng,…
3.2. Bơm lốp ô tô
Bơm lốp ô tô được xem là phụ kiện không thể thiếu giúp lái xe kịp thời bơm đầy bộ lốp đang bị non hơi cũng như hạn chế được tình trạng xe bị đảo lái do hết hơi, đồng thời giúp người lái dễ dàng điều chỉnh áp suất để đảm bảo phù hợp với điều kiện vận hành.
Đặc biệt, bơm cơ khí và bơm điện là hai loại bơm mini chuyên dành riêng cho ô tô đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, với đặc tính tiện lợi, dễ sử dụng, bơm điện thường được nhiều chuyên gia khuyên dùng hơn.
Bơm lốp ô tô là phụ kiện không thể thiếu giúp lái xe kịp thời bơm đầy bộ lốp đang bị non hơi.
3.3. Bình chữa cháy mini
Thông thường, bình chữa cháy có 4 dạng: nước, bọt, bột khô và khí tương ứng với các mức trọng lượng khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho người lái cũng như phương tiện, người dùng cần tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn được những loại bình chữa cháy an toàn, đồng thời cũng cần lưu ý:
- Tránh để bình chữa cháy ở nơi có nhiệt độ tăng nhanh như dưới kính lái hoặc vô lăng bởi một bình cứu hỏa thông thường sẽ chỉ chịu được mức nhiệt khoảng dưới 55 độ C.
- Hạn chế di chuyển bình cứu hỏa và chống va đập.
Bài viết trên đây VIETMAP đã giới thiệu một số phụ kiện cần thiết cho xe ô tô. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được những phụ kiện phù hợp cho xe của mình để đảm bảo an toàn và có những trải nghiệm tốt hơn khi lái xe.